Mon, 04 / 2014 9:03 am | helios

Dưới thứ ánh sáng vàng nhợt nhạt của cột đèn đường trong chợ vườn hoa Long Biên (Hà Nội), những người phụ nữ vừa làm phu khuân vác, kéo xe giờ lại trở thành tay dao, tay mẹt buôn bán hoa quả. Để có được số hàng nhỏ xinh “đặc biệt” như thế này, họ […]

Dưới thứ ánh sáng vàng nhợt nhạt của cột đèn đường trong chợ vườn hoa Long Biên (Hà Nội), những người phụ nữ vừa làm phu khuân vác, kéo xe giờ lại trở thành tay dao, tay mẹt buôn bán hoa quả. Để có được số hàng nhỏ xinh “đặc biệt” như thế này, họ vừa làm công việc chính vừa tranh thủ nhặt nhạnh quả rơi vãi bỏ vào túi áo, túi quần, chốc chốc khi rảnh lại chạy vội ra “tập kết hàng” dưới chân cây cột đèn đối diện với cổng chính chợ Long Biên.

Họ chỉ mở hàng sau khi kết thúc một buổi làm việc quần quật từ 1h đến hơn 5h sáng mới quay lại chỗ “giấu” hàng để buôn bán.

>>>Liên kết link: May nuoc nong

Ky nghe hoi sinh hoa qua thoi

Hàng về đến kiot, chủ buôn hì hục phân loại.

 
Vẫn đôi bàn tay cáu bẩn, đen kịt do bốc vác, vận chuyển các thùng hoa quả suốt mấy tiếng đồng hồ, họ lại tiếp tục bắt tay vào công việc kiếm cơm thứ hai của mình một cách chuyên nghiệp. Góc “chợ” của họ là những túi nilon, bao tải chứa bưởi, mít, táo cam, đã có mùi… được phủ kín bằng đủ các loại giẻ rách, chiếu rách, cành cây, thậm chí còn vứt chỏng trơ, xung quanh ruồi nhặng bay vo ve cùng mùi xú uế… Với đồ dùng là một con dao và mảnh nilon ướt nhoét nhặt trong chợ, họ có thể hoàn thành công việc của mình một cách chớp nhoáng với hai khâu chính là gọt – khoét.

Cô T (quê Nam Định) – một người chuyên bán hoa quả loại kiểu này tâm sự: “Hai vợ chồng tôi kiếm sống ở chợ hoa quả này hơn 15 năm rồi, trước có sức khỏe tôi cũng khuân vác nhưng mấy năm nay bệnh khớp hành hạ không làm việc nặng được nữa. Giờ chịu khó dậy sớm ra chợ nhặt nhạnh, tìm hàng xấu mua với giá rẻ để bán lại, mỗi ngày tính ra kiếm được cả trăm ngàn. Còn chồng và con trai út tôi vẫn khuân vác, cả nhà ăn tiêu chắt bóp hàng tháng cũng dồn được một khoản gửi về quê”.

Sáng nay, chồng cô T mua được năm quả mít bỏ vào bao tải với giá chỉ 150.000 đồng rồi vác ra vỉa hè cho vợ cắt gọt bày bán. Khách hàng của cô T là những dân buôn hoa quả nhỏ ngay tại vỉa hè, cửu vạn, dân gánh hàng thuê, người lao động nghèo ít tiền và những người dân sống xung quanh khu vực chợ. Cô T kể: “Hôm nào bán ở đây không hết hàng thì tôi lại đạp xe đi bán dọc đường, đến nửa buổi sáng là hết veo”.

Bài viết cùng chuyên mục